Nhà thép tiền chế


Chúng tôi cung cấp trọn gói cho khách hàng một cách hoàn hảo từ công tác thiết kế, sản xuất, lắp dựng nhà thép tiền chế, khung nhà thép tiền chế, chuyên thi công nhà thép tiền chế đến công tác bảo hành sau bán hàng. Hàng năm chúng tôi cung cấp cho thị trường khoảng 35.000 tấn kết cấu thép tương đương với 140.000 m2 nhà thép tiền chế.

Thành phần

Nhà thép tiền chế điển hình gồm 3 thành phần sau:

  • Thép tổ hợp hình “ I ” sử dụng cho khung chính (cột, kèo, dầm).
  • Thành phần thép cán nguội có hình “ Z “ , “ C “ dùng cho kết cấu phụ (xà gồ mái, xà gồ tường).
  • Thành phần tôn cán (tôn mái , tôn vách).

Tất cả các thành phần kết cấu thép nhà tiền chế chính và thứ yếu đều được cắt, đột lỗ, khoan lỗ, hàn và tạo thành hình khi được chuyển đến công trường. Chất lượng của các thành phần nhà thép tiền chế luôn luôn được bảo đảm vì được sản xuất hoàn toàn tại nhà máy theo tiêu chuẩn và được kiểm tra nghiêm ngặt. Tại công trường, các thành phần tiền chế tại nhà máy sẽ được liên kết với nhau bằng các bulông.

Nhà thép tiền chế là một hệ thống nhà cực kỳ linh hoạt, đáp ứng mọi công năng và trang trí bên ngoài để thỏa mãn thiết kế kiên trúc đẹp. Chính lý do này khiến nhà thép tiền chế là loại nhà lý tưởng để sử dụng làm nhà xưởng, nhà kho, nhà trưng bày, siêu thị…

Cấu tạo chính

Các sản phầm nhà thép tiền chế của công ty chúng tôi luôn đáp ứng được nhu cầu của thị trường kể cả những khách hàng khó tính nhất.

Quy trình sản xuất kết cấu thép tiền chế

Các cấu kiện thép tiền chế như cột, dầm, xà gồ… đều được gia công tại xưởng trước khi vận chuyển ra công trường để lắp dựng.

Bản vẽ chi tiết các cấu kiện sau khi hoàn thiện sẽ được chuyển xuống xưởng sản xuất và các cấu kiện sẽ được gia công sản xuất theo một dây truyền khép kín.

Quá trình sản xuất tại nhà xưởng là rất quan trọng bởi độ chính xác, chất lượng của cấu kiện làm nên một dự án nhà khung thép có đảm bảo hay không hoàn toàn do quá trình này quyết định.

  1. Cắt thép
    Các cấu kiện kết cấu thép có 2 dạng. Thép định hình ( hay thép đúc) và thép tổ hợp.Thép định hình là các cấu kiện thép hình H, U, C… được đổ khuôn từ phôi và có kích thước nhất định. Như H300, H350, H400, I250, I300, I350…Quá trình sản xuất đang nói đến các cấu kiện thép tổ hợp. Bản bụng, cánh của các cấu kiện được cắt ra từ các thép tấm có các chiều dày cơ bản 6mm, 8mm, 10mm, 12mm, 14mm… bằng các máy cắt Plasma và máy cắt thủy lực
  2. Ráp
    Các bản cánh, bụng của cấu kiện sau khi cắt được định vị chính xác vào vị trí và ráp bằng các mối hàn tạm
  3. Hàn
    Sau khi ráp chính xác, cấu kiện được đưa vào máy hàn tự động. Để đảm bảo đường hàn đúng kỹ thuật và có chất lượng tốt nhất, đường hàn được kiểm tra bề mặt bằng mắt, kiểm tra chất lượng đường hàn máy siêu âm hoặc thử từ, thí nghiệm macro…
  4. Nắn
    Nhiệt độ cao của quá trình hàn làm cho các cấu kiện có thể bị cong vênh. Để đảm bảo các cấu kiện có độ chính xác khi lắp dựng, các cấu kiện phải được cân chỉnh, nắn thẳng và kiểm tra kỹ trước khi chuyển sang bước tiếp theo.
  5. Lắp bản mã, sườn gia cường
    Sau khi các cấu kiện được hàn và cân chỉnh, các chi tiết sườn gia cường, bản mã được hàn tay bằng các công nhân hàn có tay nghề cao nhất để đảm bảo độ chính xác.
  6. Vệ sinh bề mặt và phun bi
    Cấu kiện sau khi được gia công được chuyển sang khu vực vệ sinh. Tại đây, các cấu kiện được vệ sinh đánh gỉ bề mặt và xử lí bằng máy phun bi trước khi chuyển sang công tác sơn là công tác hoàn thiện cuối cùng.
  7. Sơn
    Độ bền của cấu kiện thép khi thi công và trong quá trình sử dụng phụ thuộc rất nhiều vào bề mặt sơn phủ để bảo vệ cấu kiện khỏi các tác động của môi trường. Các cấu kiện được sơn 1 lớp sơn chống gỉ và 2 lớp sơn màu với màu sắc phụ thuộc yêu cầu của chủ đầu tư.

Sau đó các cấu kiện được tập kết tại bãi và kiểm tra dán tem theo số hiệu cấu kiện theo Bản vẽ thiết kế. Được kiểm tra lại số lượng, kích thước bởi các kỹ sư KCS của Dragon Steel trước khi vận chuyển ra công trường.

Quy trình lắp dựng

Lắp dựng là bước cuối cùng trong quy trình xây dựng nhà thép tiền chế và kết cấu thép. Ở bước này, toàn bộ các cấu kiện sẽ được lắp dựng tại công trường và kết nối với nhau bằng bu lông.

Nguyên tắc lắp dựng

  • Lắp dựng tole sau khi cân chỉnh khung kèo, xà gồ thẳng, vệ sinh sạch sẽ, sơn dặm hoàn chỉnh các vết trầy xước trên kèo và xà gồ.
  • Khi hoàn thiện bao che: thường xuyên dùng phấn hoặc căng dây nhợ để định vị hoặc đánh đấu các vị trí cột mốc để cân thẳng các tấm tole.
  • Khi đi trên mái phải đặt chân vào sóng dưới (sóng âm), nếu dẩm đạp lên sóng cao sẽ làm dập múi tole, có thể gây móp hoặc thủng gây dột.
  • Không đi đứng lên các tấm tole sáng
  1. Chuẩn bị lắp dựng
    Kiểm tra thiết bị lắp dựng, vật tư lắp dựng: số lượng, độ an toàn, chất lượng vật tư…
  2. Lắp dựng cột
    Lắp dựng cột kết hợp xà gồ vách (nếu có) giằng các cột lại với nhau. Cột cân chỉnh ngay ngắn xong mới tiến hành lắp dựng kèo.
  3. Lắp dựng kèo
    Lắp dựng khung kèo phía bên trong rồi mới tiến hành lắp dựng khung kèo bên ngoài.
    Việc lắp dựng phải được bắt đầu tư gian có giằng gió (giằng cột và mái)
    Cố định hai khung lắp dựng tại vị trí giằng gió trước khi lắp dựng khung liền kề. Quá trình này được tịnh tiến cho các khung tiếp theo.
    Trong quá trình lắp dựng phải có giằng tạm. Dùng xà gồ mái, xà gồ vách kết hợp với cáp giằng công tác để định vị, liên kết các khung kèo lại với nhau
  4. Lắp dựng xà gồ, giằng
  5. Cân chỉnh khung nhà gian đầu tiên
  6. Lắp gian kế tiếp
  7. Lắp hoàn chỉnh các gian còn lại
  8. Lắp nóc gió
  9. Kiểm tra hoàn thiện trước lúc bao che
  10. Lắp dựng bao che và hoàn thiện